Ngành Công nghệ Kỹ thuật Máy tính
1. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung: Đào tạo người học có kiến thức chuyên môn vững vàng, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng một cách sáng tạo; có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm, chịu trách nhiệm về các quyết định của bản thân trong môi trường đa ngành và quốc tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Máy tính.
Mục tiêu cụ thể: Sinh viên chương trình Công nghệ Kỹ thuật Máy tính sau khi tốt nghiệp 2-3 năm có các khả năng sau:
PEO 1: Phát triển giải pháp để thực hiện các công việc thiết kế, dịch vụ kỹ thuật và quản lý trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Máy tính;
PEO 2: Làm việc chuyên nghiệp trong môi trường đa ngành và quốc tế;
PEO 3: Phát huy sự trung thực, trách nhiệm và cam kết chất lượng trong quá trình học tập và phát triển nghề nghiệp.
2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo:
Mã SO | Nội dung chuẩn đầu ra SO | Nội dung chuẩn đầu ra PI | |
SO 1 | Áp dụng các kiến thức cơ bản về khoa học, công nghệ trong quá trình hoạt động nghề nghiệp; | PI 1.1: Áp dụng kiến thức khoa học xã hội và pháp luật trong quá trình hoạt động nghề nghiệp; | |
PI 1.2: Áp dụng kiến thức toán trong quá trình hoạt động nghề nghiệp; | |||
PI 1.3: Áp dụng kiến thức về khoa học tự nhiên trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. | |||
SO 2 | Giao tiếp hiệu quả trong các môi trường làm việc khác nhau; | PI 2.1: Giao tiếp hiệu quả trong môi trường chuyên môn; | |
PI 2.2: Giao tiếp hiệu quả trong môi trường xã hội; | |||
PI 2.3: Thuyết trình hiệu quả; | |||
PI 2.4: Lựa chọn và sử dụng các tài liệu kỹ thuật phù hợp. | |||
SO 3 | Tham gia hiệu quả vào các nhóm chuyên môn với vai trò thành viên và trưởng nhóm; | PI 3.1: Thành lập nhóm làm việc; | |
PI 3.2: Triển khai hiệu quả kế hoạch làm việc nhóm và đóng góp vào công việc nhóm; | |||
PI 3.3: Điều phối nhóm làm việc hiệu quả với vai trò người đứng đầu. | |||
SO 4 | Áp dụng kiến thức, kỹ năng và các công cụ hiện đại của kỹ thuật để giải quyết các vấn đề chuyên môn; | PI 4.1: Áp dụng kiến thức kỹ thuật nền tảng để giải quyết các vấn đề chuyên môn; | |
PI 4.2: Áp dụng kỹ năng và các công cụ hiện đại của kỹ thuật để giải quyết các vấn đề chuyên môn; | |||
SO 5 | Thiết kế các hệ thống, các thành phần hoặc các quy trình đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật; | PI 5.1: Thiết kế các thành phần hệ thống máy tính có chức năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; | |
PI 5.2: Thiết kế chương trình cho thiết bị khả trình đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; | |||
PI 5.3: Thiết kế hệ thống máy tính đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. | |||
SO 6 | Thực hiện các kiểm thử tiêu chuẩn, đo lường và thí nghiệm; phân tích và giải thích kết quả thực nghiệm để cải tiến quy trình. | PI 6.1: Thực hiện các thử nghiệm tiêu chuẩn; | |
PI 6.2: Thực hiện các thí nghiệm và đo lường; | |||
PI 6.3: Phân tích và giải thích kết quả thực nghiệm. |
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành CNKT máy tính có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau, bao gồm:
- Kỹ sư thiết kế và xây dựng phần cứng, phần mềm cho thiết bị nhúng trong các hệ thống thông minh (smart home, smart city, smart factory, …);
- Lập trình viên phát triển phần mềm cho các hệ thống thông tin, các thiết bị di động;
- Kỹ sư thiết kế, kiểm thử vi mạch bán dẫn;
- Kỹ sư vận hành dây chuyền sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp lắp ráp, chế tạo máy tính, thiết bị điện tử;
- Kỹ sư bảo trì, nâng cấp hệ thống điện, điện tử, máy tính, phần mềm trong các nhà máy có sử dụng các thiết bị sản xuất tự động;
- Giảng viên, nghiên cứu viên ở các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, các đơn vị chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin.
4. Chương trình khung
https://qldt.haui.edu.vn/daotao/program?course=107&courseindustry=1100
Copyright © 2025 School of Electrical and Electronics Engineering