KHOA KỸ THUẬT NĂNG LƯỢNG
1. Giới thiệu chung
Khoa Kỹ thuật năng lượng, Trường Điện-Điện tử được thành lập theo quyết định số 1941/QĐ-ĐHCN ngày 27 tháng 12 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Cùng với sự phát triển chung của Nhà trường, Khoa Kỹ thuật năng lượng là 1 trong 5 khoa trong trường Điện-Điện tử được thành lập với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật Năng lượng tái tạo và công nghệ Kỹ thuật nhiệt. Với phương châm đào tạo theo định hướng ứng dụng, ứng dụng công nghệ số IoT và chuyển đổi số công nghệ 4.0. Khoa cam kết trang bị cho người học không chỉ kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn các kỹ năng nghề nghiệp, khả năng sáng tạo, làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong môi trường đa ngành và quốc tế.
Với mục tiêu chung: Đào tạo người học có kiến thức chuyên môn vững vàng, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng một cách sáng tạo; có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm, chịu trách nhiệm về các quyết định của bản thân trong môi trường đa ngành và quốc tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Năng lượng tái tạo và Kỹ thuật nhiệt.
Các lĩnh vực mà khoa đang đào tạo được xã hội đánh giá là “Ngành của hiện tại và tương lai” vậy nên cơ hội nghề nghiệp mang đến cho người học là rất lớn. Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty điện lực, nhà máy điện, các đơn vị quản lý liên quan đến năng lượng điện lực, các công ty trong và ngoài nước, các đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công, giám sát, vận hành trong lĩnh vực Năng lượng tái tạo và Kỹ thuật nhiệt lạnh. Với vị trí làm việc là quản lý kỹ thuật, thiết kế , vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng hệ thống năng lượng tái tạo và Kỹ thuật nhiệt lạnh, chuyên viên kỹ thuật, chuyên viên nghiên cứu.
2. Cơ cấu tổ chức
Khoa Kỹ thuật Năng lượng hiện có đội ngũ gồm 11 giảng viên được đào tạo chính quy ở trong và ngoài nước, bao gồm: 01 PGS, 05 Tiến sĩ, 05 giảng viên có trình độ sau đại học và đang thực hiện nghiên cứu sinh trong các lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực Năng lượng tái tạo và Kỹ thuật nhiệt. Đội ngũ giảng viên của khoa là những người đam mê nghiên cứu, luôn nỗ lực cập nhật các kiến thức tiên tiến nhất phục vụ đào tạo.
3. Các chương trình đào tạo
Khoa Kỹ thuật Năng lượng vận hành Chương trình đào tạo Năng lượng tái tạo (tuyển sinh từ 2023) và ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt (tuyển sinh từ năm 2006). Chương trình đào tạo của Khoa hướng đến mục tiêu:
- Phát triển các giải pháp kỹ thuật để thực hiện các công việc thiết kế, vận hành, quản lý và dịch vụ trong lĩnh vực Năng lượng tái tạo, Kỹ thuật nhiệt lạnh
- Làm việc chuyên nghiệp để thực hiện công việc trong môi trường đa ngành và quốc tế;
- Phát huy sự trung thực, trách nhiệm và cam kết chất lượng trong quá trình học tập và phát triển nghề nghiệp.
Chi tiết chương trình đào tạo Năng lượng tái tạo xem tại đây: /media/29/uffile-upload-no-title29848.pdf
Chi tiết chương trình đào tạo Công nghệ Kỹ thuật nhiệt xem tại đây: /media/29/uffile-upload-no-title29849.pdf
4. Nhiệm vụ
- Đào tạo: Đề xuất và thực hiện xây dựng, cập nhật chương trình đào tạo các cấp trình độ cho các ngành thuộc Khoa quản lý; Tổ chức thực hiện đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo; Tổ chức biên soạn, thẩm định giáo trình, tài liệu phục vụ hoạt động dạy-học, kiểm tra đánh giá cho các học phần thuộc Khoa quản lý; Điều tra, thu thập thông tin phản hồi từ trị trường, đơn vị sử dụng sản phẩm đào tạo; Đề xuất Hiệu trưởng Trường xét học tiếp, tạm dừng học, thôi học, chuyển ngành, chuyển trường cho người học do Khoa quản lý.
- Khảo thí và đảm bảo chất lượng: Đánh giá tổng kết công tác giảng dạy; cải tiến phương pháp giảng dạy; đánh giá, kiểm định các CTĐT; phối hợp với các đơn vị tổ chức các hoạt động thi và kiểm tra cho người học.
- Khoa học công nghệ: Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
- Quản lý, sử dụng nhân sự: Đề xuất tổ chức nhân sự; quản lý, bồi dưỡng, đánh giá viên chức, người lao động và người học; đề xuất khen thưởng, kỷ luật; đề xuất, giới thiệu các nhà khoa học tham gia vào hoạt động giảng dạy và KHCN của Khoa.
- Công tác khác: Thực hiện các khóa đào tạo ngắn hạn; giới thiệu việc làm, đưa người học đi thực tập; truyền thông về đào tạo và KHCN; đề xuất trang bị cơ sở vật chất, thiết bị; quản lý, khai thác bảo trì cơ sở vật chất được trang bị.
5. Cơ sở vật chất
Khoa Kỹ thuật Năng lượng được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, phục vụ tốt nhu cầu đào tạo và nghiên cứu với các phòng thí nghiệm, thực hành như: phòng Thực hành Lạnh cơ bản, phòng Thực hành Điều hòa không khí trung tâm, phòng Thực hành Lạnh dân dụng, phòng Thực hành Tự động hóa hệ thống lạnh, phòng thực hành Năng lượng tái tạo.
Một số hình ảnh các phòng thực hành, thí nghiệm của khoa Kỹ thuật Năng lượng
6. Địa chỉ liên hệ
Văn phòng khoa: Phòng 529, tòa nhà A7, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Số điện thoại: 0243 7655121 - máy lẻ 264.
Copyright © 2025 School of Electrical and Electronics Engineering