Khoa Điện

KHOA ĐIỆN

1. Giới thiệu chung

Tên khoa: Khoa Điện

Tên tiếng Anh: Faculty of Electrical Engineering

Khoa Điện được thành lập ngày 27/12/2024 theo Quyết định số 1944/QĐ-ĐHCN, trên cơ sở hợp nhất từ hai bộ môn Kỹ thuật Điện và Điện Công nghiệp trực thuộc Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Khoa không chỉ đảm nhiệm đào tạo các học phần cốt lõi trong chương trình đào tạo chuẩn của Trường Điện - Điện tử mà còn đảm trách vai trò đào tạo chuyên sâu về Kỹ thuật Điện và Điện tử ở các trình độ: Cử nhân, Kỹ sư, Thạc sĩ và Tiến sĩ.

Đội ngũ cán bộ, viên chức của Khoa có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý. Tính đến tháng 02 năm 2024, Khoa có 27 giảng viên cơ hữu. Phần lớn giảng viên được đào tạo tại các trường đại học uy tín trong nước và quốc tế (Pháp, Trung Quốc, Đại học Bách Khoa Hà Nội,…), trong đó gần 30% có trình độ tiến sĩ trở lên (gồm 1 Phó Giáo sư, 6 Tiến sĩ và 20 Thạc sĩ).

Cán bộ Khoa đã công bố nhiều công trình khoa học trên các tạp chí uy tín, tham gia biên soạn và chủ biên nhiều giáo trình đang được sử dụng rộng rãi tại các khoa Điện trong cả nước; đồng thời chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Các hướng nghiên cứu chính bao gồm: vật liệu cách điện; điều khiển rôbốt; điều khiển các nguồn phân tán trong lưới điện thông minh,…

Khoa có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học và trung tâm nghiên cứu lớn trên thế giới như: Viện Đại học Bách khoa Grenoble (Pháp), Đại học Toulouse (Pháp), Đại học Hồ Nam (Trung Quốc),… Các hợp tác này bao gồm trao đổi giảng viên, phối hợp đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình đào tạo của Khoa hiện đang giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan, tập đoàn lớn, cũng như khởi nghiệp thành công. Các cựu sinh viên của Khoa là những kỹ sư

Sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình đào tạo của Khoa hiện đang giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan, tập đoàn lớn, cũng như khởi nghiệp thành công. Các cựu sinh viên của Khoa là những kỹ sư, cán bộ chuyên môn vững vàng, có khả năng nghiên cứu, thiết kế, phát triển và triển khai các giải pháp, hệ thống và dịch vụ chuyên sâu trong lĩnh vực Điện - Điện tử.

2. Nhiệm vụ của khoa

a. Hoạt động đào tạo, khảo thí và đảm bảo chất lượng:

- Xây dựng, cập nhật chỉnh sửa CTĐT

- Biên soạn, thẩm định giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá sinh viên trong các học phần do Khoa quản lý

- Tổ chức hoạt động đảm bảo chất lượng trong phạm vi Khoa phù hợp với bối cảnh và hệ thống đảm bảo chẩt lượng chung của Trường.

- Phối hợp, thực hiện công tác đánh giá, kiểm định các CTĐT

b. Khoa học công nghệ

Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Khoa, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

c. Quản lý nhân sự:

  • Đề xuất tổ chức, nhân sự, phát triển giảng viên.
  • Khen thưởng, kỷ luật, mời chuyên gia giảng dạy, nghiên cứu.

d. Hoạt động khác:

  • Đào tạo ngắn hạn, giới thiệu việc làm, thực tập.
  • Truyền thông đào tạo, NCKH, tuyển sinh.
  • Quản lý, khai thác cơ sở vật chất.

e) Thực hiện công việc theo phân công của lãnh đạo Trường.

3. Cơ cấu tổ chức

Ban Chủ nhiệm khoa có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ các hoạt động của khoa, cụ thể như sau:

KHOA ĐIỆN

Trưởng Khoa

TS. Nguyễn Mạnh Quân

Điện thoại: 0936428889

Email: quannm@haui.edu.vn

Địa chỉ nơi làm việc: 609-A7, Cơ sở 1, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Các nhiệm vụ:

* Quản lý toàn diện các hoạt động của Khoa Điện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được

giao.

* Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực:

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch và chương trình công tác của Khoa;

- Điều phối nhân sự thực hiện các nhiệm vụ chung, quản lý tài sản và thiết bị, thi đua

khen thưởng, kỷ luật cán bộ viên chức, bồi dưỡng phát triển đội ngũ;

- Đào tạo (ngoại trừ các nội dung liên quan đến tổ chức dự giờ, giảng dạy thực hành, thực tậpdoanh nghiệp và đào tạo ngắn hạn), Khảo thí và Đảm bảo chất lượng

KHOA ĐIỆN

Phó Trưởng Khoa

TS. Trần Thuỷ Văn

Điện thoại: 0987871888

Email: vantt@haui.edu.vn

Địa chỉ nơi làm việc: 609-A7, Cơ sở 1, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Các nhiệm vụ:

- Đào tạo: quản lý giảng dạy thực hành, tổ chức dự giờ, điều phối các hoạt động liên

quan đến thực tập doanh nghiệp và đào tạo ngắn hạn;

- Nghiên cứu khoa học;

- Hợp tác doanh nghiệp;

- Truyền thông;

- Công tác sinh viên và cố vấn học tập;

- Công tác 5S, an toàn lao động,…

- Một số công việc hành chính khác khi được Trưởng Khoa phân công;

- Ký thay Trưởng khoa các văn bản để tổ chức thực hiện công việc thuộc lĩnh vực đượcgiao phụ trách.

Đội ngũ giảng viên:

STT

Họ và tên

Trình độ

Số ĐT

E Mail

Lĩnh vực

nghiên cứu

1

Nguyễn Mạnh Quân

Tiến sĩ

0936428889

quannm@haui.edu.vn

Vật liệu cách điện rắn, Hệ thống điện và năng lượng tái tạo

2

Trần Thủy Văn

Tiến sĩ

0987871888

vantt@haui.edu.vn

Kỹ thuật đo lường, Kiểm soát thích ứng và tối ưu;Robot và Trí tuệ nhân tạo

3

Đặng Đình Chung

Thạc sĩ

0973627630

dangdinhchung@haui.edu.vn

Điều khiển, Robot,Tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện;

4

Tô Anh Dũng

Thạc sĩ

0989376497

toanhdung@haui.edu.vn

Điện tử công suất;Điện mặt trời nối lưới

5

Nguyễn Văn Đoài

Thạc sĩ

0988088064

doainv@haui.edu.vn

Bộ biến đổi công suất đa mức; Điều khiển bộ biến đổi công suất trong hệ thốngnăng lượng tái tạo; Thiết kế máy điện

6

Nguyễn Đăng Hải

Thạc sĩ

0982689973

hai_nd@haui.edu.vn

Điều khiển, Robot, Vật liệu điện

7

Nguyễn Văn Hùng

Thạc sĩ

0986763077

hung_nv@haui.edu.vn

Tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện; Điều khiển, bảo vệ hệ thống điện; Hệ thống điện tòa nhà

8

Phạm Thị Hồng Hạnh

Thạc sĩ

0906252416

phamthihonghanh@haui.edu.vn

Điều khiển, điện tử công suất

9

Phạm Trung Hiếu

Thạc sĩ

0916936692

trunghieuhtd@haui.edu.vn

Điều khiển và Tự động hóa.

10

Nguyễn Thị Minh Hiền

Thạc sĩ

0975565285

hienntm@haui.edu.vn

Máy điện

11

Hà Trung Kiên

Thạc sĩ

0968809978

hatrungkien@haui.edu.vn

Kỹ thuật điều khiển; robot phục hồi chức năng; cơ nhân tạo khí nén

12

Nguyễn Phi Long

Tiến sĩ

0981188820

long.nguyen04@haui.edu.vn

Vật liệu năng lượng, Tối ưu hóa; năng lượng tái tạo; Vật liệu tính toán

13

Phí Hoàng Nhã

Tiến sĩ

0979929843

nhaph@haui.edu.vn

Điều khiển hệ thống tuyến tính và phi tuyến;Cấu trúc và vật liệu máy điện

14

Vũ Thị Kim Nhị

Thạc sĩ

0988239867

nhivtk@haui.edu.vn

Điều khiển và Tự động hóa.

15

Lê Thị Ngọc Oanh

Thạc sĩ

0969376569

lethingocoanh@haui.edu.vn

Điều khiển và Tự động hóa.

16

Đào Thị Lan Phương

Thạc sĩ

0912062298

lanphuongdtl@haui.ed.vn

Hệ thống cung cấp điện

17

Trần Thị Hồng Thắm

Thạc sĩ

0904979590

tham_tth@haui.edu.vn

Điều khiển và Tự động hóa.

18

Nghiêm Xuân Thước

Thạc sĩ

0988710211

thuocnx@haui.edu.vn

Điều khiển và Tự động hóa.

19

Dương Anh Tuấn

Tiến sĩ

0982958378

tuanda@haui.edu.vn

Điều khiển Điện tử công suất, điều khiển truyền động điện

20

Trần Kim Thành

Thạc sĩ

0987457892

trankimthanh@haui.edu.vn

Điều khiển, thiết kế máy điện..

21

Hà Thị Hoài Thu

Thạc sĩ

0983671807

hathihoaithu@haui.edu.vn

Năng lượng tái tạo, hệ thống điện

22

Phùng Thị Vân

Thạc sĩ

0976600588

phungthivan@haui.edu.vn

Điều khiển điện tử công suất

23

Hoàng Quốc Xuyên

Thạc sĩ

0982396268

xuyen_hq@haui.edu.vn

Điều khiển trượt, Điều khiển tối ưu, Điều khiển dự báo, Máy Điện

4. Ngành và chương trình đào tạo

KHOA ĐIỆN

Hiện tại, Khoa Điện đang phụ trách:

+ 01 chương trình đào tạo bậc tiến sĩ

+ 01 chương trình đào tạo bậc thạc sĩ

+ 02 chương trình đào tạo bậc kỹ sư

+ 02 chương trình đào tạo bậc cử nhân

4.1.Chương trình: Tiến sĩ Kỹ Thuật Điện

a. Thời gian đào tạo:Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ là 3 năm, kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh. Đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học là 4 năm.

b. Mục tiêu chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện trình độ tiến sĩ là đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và năng lực hoạt động chuyên môn, thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo; có khả năng phát hiện các nguyên lý, quy luật và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa khoa học; có khả năng phát triển các vấn đề lý thuyết vào các hoạt động khoa học-kỹ thuật thực tiễn; và hướng dẫn nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Kỹ thuật điện.

c. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo:

* Kiến thức

Trực tiếp giải quyết được các vấn đề khoa học phức tạp thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện và các vấn đề liên quan

Có kiến thức sâu về phương pháp luận khoa học trong vận hành tối ưu các lưới điện; thiết kế máy điện, các công nghệ mới trong biến đổi năng lượng điện, điều khiển phi tuyến; giải pháp mới cho vật liệu điện… và các kiến thức liên quan đến đề tài của luận án tiến sĩ.

Có kiến thức về tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực Kỹ thuật điện

Áp dụng được một cách sáng tạo các kiến thức về quản lý trong lĩnh vực Kỹ thuật điện

* Kỹ năng

Có khả năng thiết kế và triển khai các nghiên cứu độc lập.

Có kỹ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề.

Có kỹ năng phản biện khoa học trong chuyên môn; Có khả năng tự định hướng và ra quyết định hiệu quả trong những tình huống phức tạp ở lĩnh vực Kỹ thuật điện;

Có tư duy phản biện logic; Có khả năng giao tiếp thông qua các tranh luận khoa học bằng ngoại ngữ

Có kỹ năng quản lý điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển. Có khả năng lãnh đạo trong lĩnh vực Kỹ thuật điện.

Có khả năng nghiên cứu độc lập và phát triển liên tục năng lực chuyên môn

* Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm

Có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề, sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực Kỹ thuật điện

Có năng lực đưa ra được những đề xuất của chuyên gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn

Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế. Thích ứng, tự định hướng và dẫn dắt những người khác cùng giải quyết vấn đề

Có tư duy phản biện mang tính chuyên gia trong lĩnh vực Kỹ thuật điện

Quản lý nghiên cứu và có trách nhiệm cao trong việc nâng cao nhận thức, năng lực cá nhân để phát triển tri thức chuyên nghiệp, sáng tạo ra ý tưởng mới và quá trình mới trong lĩnh vực Kỹ thuật điện

4.2. Chương trình: Thạc sĩ Kỹ Thuật Điện

a. Thời gian đào tạo:1,5 năm (2,0 năm)

b. Mục tiêu chương trình đào tạo:

Hoàn thành khóa đào tạo thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện, người học có kiến thức thực tế, kiến thức sâu, rộng ở mức độ làm chủ kiến thức trong phạm vi của ngành đào tạo; có kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học và liêm chính; kỹ năng nghiên cứu phát triển, đổi mới và sử dụng các công nghệ phù hợp trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp; kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức trong lĩnh vực chuyên môn, có. khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường nghề nghiệp thay đổi; có khả năng hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ và khả năng quản lý, đánh giá, cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp.

c. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo:

Người học tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện trình độ Thạc sĩ đạt được những chuẩn đầu ra sau:

+Kiến thức thực tế và lý thuyết, sâu rộng, tiên tiến, nắm vững các nguyên lý và học thuyết cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc chuyên ngành Kỹ Thuật Điện;

+ Kiến thức chuyên ngành liên quan;

+ Kiến thức chung về quản trị và quản lý;

+ Kỹ năng phân tích tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học;

+ Kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và những người khác;

+ Kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến;

+Kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp;

+ Nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng;

+ Thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác;

+ Đưa ra các kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn;

+ Quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.

4.3. Chương trình: Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử

a. Thời gian đào tạo: 1 năm

b. Mục tiêu chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo kỹ sư ngành CNKTĐiện-Điện tử nhằm trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng để phát triển toàn diện; có phẩm chất chính trị, đạo đức; có sức khỏe và có kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo để giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành CNKT Điện-Điện tử; đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực của toàn xã hội.

Mục tiêu của chương trình là đào tạo người học, sau khi tốt nghiệp từ 2 đến 3 năm, có khả năng:

+ Phát triển các giải pháp để giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp cùa ngành Kỹ thuật Điện, Điện tử.

+ Có kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong sự nghiệp.

+ Tham gia học tập và nghiên cứu trong suốt quá trình phát triển nghề nghiệp..

c. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo:

Có khả năng áp dụng các nguyên lý kỹ thuật, khoa học và toán học để nhận diện và giải quyết các vấn đề phức tạp

Có khả năng ứng dụng các thiết kế kỹ thuật để đưa ra các giải pháp phù hợp, có xét đến các yêu cầu về kinh tế, môi trường, sức khoẻ, an toàn cộng đồng và bối cảnh xã hội

Có khả năng giao tiếp bằng văn bản, bằng lời nói và bằng đồ họa trong các môi trường làm việc kỹ thuật và phi kỹ thuật; có khả năng lựa chọn và sử dụng tài liệu kỹ thuật phù hợp

Có khả năng thực hiện các kiểm thử; phân tích và giải thích dữ liệu

Có khả năng làm việc trong nhóm kỹ thuật với vai trò thành viên và trưởng nhóm

Có khả năng nhận diện các vấn đề liên quan đến trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp và đưa ra các quyết định phù hợp

Có khả năng tiếp thu và ứng dụng các kiến thức mới khi cần thiết

Có khả năng tổ chức, quản lý, quản trị tiên tiến cho các hoạt động nghề nghiệp

Kỹ năng sử dụng hiệu quả tiếng Anh trong công việc (bậc 4/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam)

Có khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản của khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật để giải quyết các vấn đề của ngành học

Có khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc

4.4. Chương trình: Cử nhân Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử

a. Thời gian đào tạo: 4 năm

b. Mục tiêu chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo cử nhân ngành CNKT Điện-Điện tử có mục tiêu trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng để phát triển toàn diện; có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe và kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo để giải quyết vấn đề; đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội.

Chương trình đào tạo có mục tiêu đào tạo người học, sau 2 đến 3 năm tốt nghiệp, có khả năng:

+ Phát triển các giải pháp kỹ thuật để thực hiện các công việc thiết kế, vận hành, quản lý và dịch vụ trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

+ Thành thạo kỹ năng làm việc chuyên nghiệp trong môi trường làm việc đa quốc gia.

+ Rèn luyện sự trung thực, trách nhiệm, và cam kết chất lượng trong quá trình phát triển nghề nghiệp.

c. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo:

* Yêu cầu về kiến thức:

+ Có nhận thức chính trị tốt, có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ. Biết vận dụng chúng để giải quyết các vấn đề thực tiễn;

+ Có kiến thức cơ bản về: các thiết bị điện, điện tử, cung cấp điện, điều khiển, tích hợp các hệ thống điều khiển, các dây chuyền sản xuất tự động;

+ Có kiến thức chuyên sâu về: thiết kế, lắp đặt, vận hành các thiết bị điện, hệ thống điện, hệ thống điều khiển tự động.

* Yêu cầu về kỹ năng:

+ Kỹ năng cứng:

- Lắp đặt các thiết bị điện, điện tử trong công nghiệp và dân dụng;

- Phán đoán, khắc phục hoặc chỉ đạo khắc phục các sự cố trên các thiết bị điện, các hệ thống điều khiển tự động;

- Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo trì bảo dưỡng phần điện cho các thiết bị, các dây chuyền sản xuất trong các nhà máy xí nghiệp công nghiệp;

- Soạn thảo, hướng dẫn, thực hiện các thao tác kỹ thuật, đảm bảo an toàn đúng quy trình vận hành cho các thiết bị, các hệ thống điều khiển tự động, các dây chuyển sản xuất;

- Thiết kế, tổ chức thi công, lắp đặt các dây chuyền sản xuất, các hệ thống cung cấp điều khiển lưới điện hạ áp;

- Tư vấn thiết kế lắp đặt, vận hành thiết bị hệ thống điện, hệ thống điều khiển tự động.

+ Kỹ năng mềm:

- Có kỹ năng giao tiếp tốt;

- Có kỹ năng làm việc theo nhóm;

- Có khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ, tin học trong giao tiếp và công việc chuyên môn;

* Yêu cầu về thái độ:

+ Làm việc nghiêm túc, tự giác tuân thủ pháp luật, chấp hành kỷ luật lao động và nội quy của Doanh nghiệp;

+ Có ý thức cầu tiến, biết vươn lên trong công việc;

+ Không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào giải quyết công việc chuyên môn;

+ Có đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp.

5. Cơ sở vật chất và điều kiện học tập

Khoa triển khai đào tạo các ngành/chương trình đào tạo trên hệ thống trang thiết bị thực hành, thí nghiệm hiện đại, được bố trí tại các phòng thực hành/thí nghiệm của Trường Điện - Điện tử. Các phòng bao gồm: phòng thực hành Kỹ thuật Điện, phòng thực hành Đo lường và Cảm biến, phòng thực hành Máy điện và Khí cụ điện, phòng thực hành Điện tử công suất, phòng thực hành PLC, phòng thực hành Bảo dưỡng thiết bị điện, phòng thực hành Vận hành lưới điện phân phối,…

6. Thành tựu và hoạt động nổi bật

6.1 Một số công trình khoa học tiêu biểu của các năm gần đây

2020

1. Nguyễn Văn Đoài, Trần Trọng Minh, Trần Hùng Cường, "Thiết kế điều khiển PI cho bộ biến đổi đa mức cầu H nối tầng kết nối lưới điện từ nguồn năng lượng mặt trời sử dụng thuật toán điều chế SVM", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, 2020

2. Ha Thi Hoai Thu, Pham Van Cuong, Tran Thi Hong Tham, Doan Duc Thang, Construction of driver controller for hydraulic turbine using remote controller Atmega32 of atmel, IOSR Journal of Electrical and Electronics Engineering (IOSR-JEEE)e-ISSN: 2278-1676,p-ISSN: 2320-3331, Volume 15, Issue 5 Ser. I (Sep. – Oct. 2020), PP 48-54. www.iosrjournals.org


2021

1. H.M.Quyen, N.M.Quan, V.T.T.Nga, G.Teysserde, S. Le Roy, Modelling the impact of electrode roughness on net charge density in polyethylene, Journal of Physics D: Applied Physics, 2021.

2.Power Quality Improvement Using Statcom In Grid Connected Wind Power
Cuong Nguyen Cong 1,2, Chung Dang Dinh 1, Hiep Do Trung 1, Giang Nguyen Huu 1,Hanoi University of Industry, Hanoi, Vietnam IOSR Journal of Electrical and Electronics Engineering (IOSR-JEEE)e-ISSN: 2278-1676, p-ISSN: 2320-3331, Volume 16, Issue 3 Ser. II (May – June 2021), PP 01-8 www.iosrjournals.org.

3. Kim Nhi Vu Thi, Thi Van Phung, Ngoc Oanh Le Thi, “Research for manufacturing braces for heart disease.” Volume 16, Issue 6 Ser. I (Nov. – Dec. 2021), PP 01-04.

4. D. A. Tuan, P. Vu and N. V. Lien (2021), “Design and Control of a Three-Phase T- Type Inverter using Reverse-Blocking IGBTs”, Eng. Technol. Appl. Sci. Res., vol. 11, no. 1, pp. 6614–6619.


2022

1. Thuy Van Tran, Hybrid algorithm based optimized fuzzy proportional-integral-differential control for deicing robot manipulator, Tạp chí Khoa học và Công nghệ -HaUI (Tập 58 - 2022).

2. Kim Nhi Vu Thi, Hong Tham Tran Thi, Trung Hiếu Pham, "Design a position control system for 3-phase asynchronous motor using PLC and inverter", Volume 17, Issue 6 Ser. I (Nov. – Dec. 2022), PP 05-10. https://www.iosrjournals.org/iosr-jeee/Papers/Vol17-Issue6/Ser-1/B1706010510.pdf.


2023

1. H. V. Nguyen et al., "Frequency and voltage control in microgrid-based hybrid DFIG - BESS in island mode," Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ quân sự, vol. 92, pp. 3–11, 2023.

2. Nha Phi Hoang, Hung Pham Van, Hai Le Xuan (2023), “Backstepping sliding mode controller for Switched reluctance motor with Combined nonlinear model”, SSRG International Journal of Electrical and Electronics Engineering, Vol. 10, Issue. 8, pp. 235-242;
3. Phí Hoàng Nhã, Đỗ Thái Công (2023), “Khảo sát sự phân bố lực từ trong động cơ từ trở chuyển mạch mới”, Tạp chí khoa học trường ĐH Cần Thơ, Vol. 59, No. 3A, pp. 8-14.

4. Anh Tuan Duong, Thanh Long Pham , Van Nam Giap , Phuong Vu (2023), “ Disturbance Observer Based on Fixed Time Sliding Mode Control and Optimal State Observer for Three-Phase Three-Level T-type inverters”, IEEE Access, DOI: 10.1109/ACCESS.2023.3281672.


2024

1. Thuy Van Tran, Quang - Huy Do Ba, Kim Thanh Tran, Dang Hai Nguyen, Dinh Chung Dang and Van - Luc Dinh, “Designing a Mobile Application for Identifying Strawberry Diseases with YOLOv8 Model Integration” International Journal of Advanced Computer Science and Applications(IJACSA), 15(3), 2024. http://dx.doi.org/10.14569/IJACSA.2024.0150351.

2. Hung Nguyen-Van, Hoan Hoang-Van, Huy Nguyen-Duc, “Enhancing independent Microgrid frequency control with PV-HESS system: Integration of Virtual Synchronous Generator controller”, SSRG International Journal of Electrical and Electronics Engineering, Volume 11 Issue 7, 66-77, July 2024
3. Nguyen-Duc, H., Nguyen-Van, H., & Nguyen-Gia, Q. (2024), “Modeling and Small-signal Stability of Microgrid with Virtual Synchronous Generators” Proceedings of the 2024 11th International Conference on Power and Energy Systems Engineering (CPESE 2024), September 6-8, 2024, Nara, Japan. IEEE. ISBN 979-8-3503-7742-2.
4.H. V. Nguyen, C. T. Trinh, G. H. Vu, H. V. Bui, M. D. Nguyen, S. H. Nguyen, D.-C. Quach, and N. T. Hoang, "Grid-forming control for power converters based on hybrid energy storage systems during islanding operation," Radioengineering, vol. 33, no. 4, pp. 660–668, Dec. 2024.

5. Hong Tham Tran Thi, Kim Nhi Vu Thi, Trung Hieu Pham, "Research and Design of Smart Parking Lots for Cars with Under 9 Seats Using STM 32 Microcontroller ", Volume 13, Issue 1 [January. 2024] PP: 90-92. https://www.ijeijournal.com/papers/Vol13-Issue1/13019092.pdf.
6. Long Phi Nguyen, Anh Phuoc Le, Theu Thi Luong, Huy Quang Tran, Nhan Thi Tran; Computational fluid dynamics analysis of airflow patterns around rotating cylinders in the drafting system of a vortex spinning machine; EUREKA: Physics and Engineering; 2024

7. Phí Hoàng Nhã, Trần Đức Thiện, Phạm Văn Hùng (2024), “Thiết kế bộ điều khiển vị trí cho robot in 3D RPP bằng thuật toán Backstepping trên cơ sở logic mờ”, Tạp chí khoa học và công nghệ đại học Đà Nẵng, vol. 22, no. 7, pp. 44-49;
8. Nha Phi Hoang, Hung Pham Van (2024), “Speed Control of Switched Reluctance Motor using Adaptive Fuzzy Backstepping Sliding Mode Control”, International Journal of Electrical and Computer Engineering Systems, Vol. 15, No. 5, pp. 459-467;

9. T. T. M. Trịnh, V. V. Thùy, V. M. Hiếu, N. M. Quân, T. L. P. Đào, and V. H. Nguyễn, “Đánh giá hiệu quả thuật toán INC trong việc bám điểm công suất cực đại của máy phát điện gió PMSG,” Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, 2024. [Online]. Available: https://doi.org/10.57001/huih5804.2024.360.

10. Pham Huong Quynh*, Pham Nguyet Anh, Tran Kim Thanh, Chu Tuong Mai, Ho Quoc Bang, Spatial Mapping of On-road Traffic Emission for Air QualityManagement: A Case of Vinh Phuc Province, Current Applied Science and Technology, 2024 https://doi.org/10.55003/cast.2024.259482


2025

1. Thi Nhan Tran, Phi Long Nguyen, Viet Bac T. Phung; Graphene/hexagonal boron nitride heterostructure: A promising material for ammonia gas sensing devices in humid environments; Vietnam J. Chem. 2025

2. Phí Hoàng Nhã, Nguyễn Sơn Tùng, Nguyễn Văn Hùng, Ngô Mạnh Tùng (2025), “Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu vô định hình đến mật độ từ cảm trong động cơ từ trở chuyển mạch”, Tạp chí khoa học và công nghệ ĐHCNHN, Vol. 61, No. 1, pp. 11-23.

3. Nghiêm Xuân Thước, Đỗ Mạnh Dũng, Phan Xuân Minh “Tổng hợp bộ điều khiển phi mô hình kháng nhiễugóc Pitch bám điểm vận hành công suất tối ưu cho tua bin gió dựa trên hệ logic mờ” Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Công nghiệp Hà nội, số 61, 01-2025, Tr52-Tr60.

6.2. Các Giải thưởng bằng khen của Giảng viên và sinh viên

* Giải thưởng/ thành tích Giảng viên

- Bộ trưởng Bộ Công Thương đã tặng thưởng Bằng khen cho thầy giáo PGS.TS. Trịnh Trọng Chưởng đã có nhiều thành tích xuất sắc đạt được trong công tác hoạt động Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2016 - 2020.

- Quyết định của Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho nhà giáo của Bộ Công Thương, PGS.TS. Trịnh Trọng Chưởng, Phó Trưởng khoa Điện, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

* Giải thưởng/ thành tích sinh viên

- 2022: Giả nhì cuộc thi Công nghệ trí tuệ Studebt Chie-Tech (Sinh viên: Đỗ Trường Sơn, Nguyễn Quốc Tú, Lê Văn Duy) do Trung Ương đoàn Thanh Niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức

* Quan hệ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước

Cùng với xu thế chung của Nhà trường, Khoa Điện cũng có quan hệ đối tác sâu rộng với nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, mang đến cơ hội thực hành và tiếp cận công nghệ thực tế cho sinh viên.

https://dea.haui.edu.vn/vn/html/co-quan-to-chuc

7. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên

Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp trong 2 năm gần nhất đạt 96%.

Các vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm:

- Các nhà máy, xí nghiệp, các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại với vai trò kỹ sư vận hành, bảo dưỡng hệ thống điện hạ áp, các hệ thống điều khiển giám sát;

- Kỹ sư tư vấn, thiết kế, thi công giám sát các công trình, dự án liên quan đến lĩnh vực điều khiển tự động hóa, các hệ thống cấp điện trung và hạ áp;

- Làm việc tại các trung tâm thiết kế, các doanh nghiệp chế tạo và kinh doanh thiết bị điện, điện tử, các nhà máy xí nghiệp có các hệ thống tự động điều khiển trong công nghiệp và dân dụng;

- Các văn phòng đại diện của các tập đoàn, tổng công ty, công ty thuộc lĩnh vực điện, điện tử, tự động hóa trong nước và quốc tế;

- Các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu trong nước và quốc tế; các đơn vị chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực tự động hóa, điện, điện tử.

Thông tin liên hệ:

- Văn phòng: Phòng 609, nhà A7, Trường Điện-Điện tử, Đại học Công nghiệp Hà Nội, số 298, Đường Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Website : https://ee.haui.edu.vn

Điện thoại: 043.7655121 số nội bộ 260

Email: khoadien@dhcnhn.edu.vn hoặc khoadien@haui.edu.vn

Một số hình ảnh:

Phòng thực hành bảo dưỡng TBĐ

KHOA ĐIỆNKHOA ĐIỆNKHOA ĐIỆNPhòng thực hành máy điện

KHOA ĐIỆN

KHOA ĐIỆN

Hệ thống vận hành lưới điện phân phối

KHOA ĐIỆNKHOA ĐIỆNKHOA ĐIỆN

Nội dung đã đưa khác:

Tin tiêu điểm